.....

FORBES: DỮ LIỆU NÀY CHO THẤY CÁC CÔNG TY MỸ CHẮC CHẮN ĐANG RỜI TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐIỂM ĐẾN ĐƯỢC ƯU TIÊN LỰA CHỌN

Các công ty Hoa Kỳ đang di dời khỏi Trung Quốc do tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Việc toàn cầu hóa do Trung Quốc dẫn đầu đang dần lui vào dĩ vãng.

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung  

Vào đầu tháng 4/2020, Công ty Tư vấn Sản xuất Toàn cầu A.T. Kearney đã công bố chỉ số thường niên Reshoring (chỉ số đo lường quá trình chuyển dịch doanh nghiệp hoặc một phần doanh nghiệp có trụ sở tại một quốc gia khác trở về quốc gia ban đầu) lần thứ 7, cho thấy sự đảo ngược đầy kịch tính trong xu hướng năm năm trở lại đây, khi hàng sản xuất nội địa của Mỹ năm 2019 chiếm tỷ trọng lớn hơn đáng kể so với 14 nhà xuất khẩu Châu Á được đưa vào nghiên cứu. Hàng sản xuất từ Trung Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Năm ngoái, ​​các công ty đã chủ động suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng của họ, lựa chọn giữa phương án thuyết phục các đối tác Trung Quốc di dời đến Đông Nam Á để tránh thuế quan hoặc phương án loại bỏ hoàn toàn nguồn cung từ Trung Quốc.

“Vào ba thập kỷ trước, các nhà sản xuất Mỹ bắt đầu sản xuất và tìm nguồn cung ứng ở Trung Quốc vì một lý do: CHI PHÍ THẤP. Cuộc chiến thương mại xảy ra đã dẫn đến khía cạnh thứ hai của vấn đề đó là RỦI RO từ thuế và nguy cơ bị gián đạn hàng nhập khẩu khiến các công ty phải xem xét lại bài toán CHI PHÍ của mình trước đó. Kế tiếp, khía cạnh thứ ba của vấn đề lần đầu tiên xuất hiện khi Covid-19 bùng nổ đó là KHẢ NĂNG PHỤC HỒI bao gồm khả năng dự đoán và khả năng thích nghi với những cú sốc hệ thống không lường trước được” – Patrick Van den Bossche, đối tác của Kearney và là đồng tác giả của bản báo cáo dài 19 trang nói trên, chia sẻ.

Những người hưởng lợi chính của việc này là các quốc gia Đông Nam Á nhỏ hơn, dẫn đầu là Việt Nam. Và nhờ việc thông qua Hiệp định Tự do Thương mại giữa Mỹ, Mexico và Canada (USMCA), bao gồm tất cả các vấn đề tồn đọng vì các băng đảng ma túy tại Mexico, thì Mexico đang trở thành một địa điểm ưa tiên để trở thành nguồn cung ứng.

Năm 2020, đáng buồn là cuộc chiến thương mại dường như tạm dừng vì đại dịch toàn cầu xuất phát từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Covid-19 đã gần như đóng cửa các nền kinh tế phương Tây và tạo ra cơn ác mộng cho truyền thông Trung Quốc.

Không chỉ vậy, việc không thể tiếp cận nguồn cung ứng trong tháng 2 và đầu tháng 3 do các nhà máy Trung Quốc đóng cửa, khiến hoạt động kinh doanh tại Mỹ bị đình trệ. Đến khi Trung Quốc bắt đầu phục hồi thì tới lượt Mỹ mắc kẹt trong vũng lầy dịch bệnh.

Cũng theo báo cáo của Kearney, mặc dù mức độ thiệt hại cho xã hội và nền kinh tế mà đại dịch coronavirus gây ra vẫn chưa tổng kết được nhưng việc trở lại hiện trạng thương mại trước khi có đại dịch của Trung Quốc là không thể.

Và Kearney dự đoán “các công ty bắt buộc phải suy xét kỹ lưỡng hơn trong chiến lược tìm nguồn cung ứng, (và) toàn bộ chuỗi cung ứng của họ.” Cụ thể, trong báo cáo của Kearney, tác giả kỳ vọng các công ty sẽ có xu hướng phân tán rủi ro thay vì chỉ dựa vào mỗi Trung Quốc.

Chỉ số Kearney Reshoring là gì:

Chỉ số Reshoring là chỉ số biểu thị % thay đổi hằng năm của tỷ lệ hàng nhập khẩu từ 14 Quốc gia Châu Ấ có chi phí sản xuất thấp bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Philippines, Bangladesh, Pakistan, Hồng Kông, Sri Lanka và Campuchia so với tổng sản lượng sản xuất nội địa (MRI – manufacturing import ratio). 1% tương ứng với 100 điểm cơ bản (basic point).

Theo báo cáo, tổng sản lượng nhập khẩu từ 14 nước Châu Á sụt giảm 7% từ mức 816 tỷ đô la Mỹ trong năm 2018 xuống còn 757 tỷ đô la Mỹ trong năm 2019 tại thời điểm kinh tế Mỹ đang hưng thịnh. Cao nhất là sụt giảm từ Trung Quốc (ở mức 17%) bởi sự hạn chế của hệ thống thuế quan.

Cách duy nhất để cạnh tranh với Trung Quốc trong việc thu hút nguồn đầu tư là chi phí nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, điều này khó có thể khả thi nên các doanh nghiệp sản xuất của Mỹ có thể tăng lợi thế cạnh tranh từ thuế doanh nghiệp, lực lượng công nhân có trình độ và môi trường pháp lý thuận lợi.

Kết quả là bước nhảy vọt 98 điểm cơ bản từ chỉ số Kearney Reshoring cho thấy trong 5 năm vừa qua, các công ty Mỹ đã thay đổi những ưu tiên của mình trong nguồn cung ứng.

Việt Nam chiếm ưu thế tại châu Á trong khi Mexico chiếm ưu thế tại Châu Mỹ.

Chỉ số đa dạng hóa của Trung Quốc (The Kearney China Diversification Index – CDI) thể hiện sự chuyển đổi sản lượng trong nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc qua các nước Châu Á khác trong danh sách. Mặc dù Trung Quốc vẫn dẫn đầu nhưng quốc gia này ngày càng mất thị phần trong những năm ông Trump tại vị Tổng thống Mỹ.

Tính từ năm 2013 đến quý II năm 2019, thị phần của Trung Quốc tại Mỹ sụt giảm từ 67% xuống còn 56%, tương ứng mức giảm hơn 1.000 điểm cơ bản.

46% trong số 31 tỷ đô la Mỹ lượng hàng nhập khẩu sụt giảm đi từ Trung Quốc được thay thế bởi Việt Nam và một phần là do chính các nhà sản xuất Trung Quốc rời bỏ khỏi đại lục. Nhờ đó, so với năm 2018, trong 2019, Việt Nam đã xuất khẩu thêm được 14 tỷ đô la hàng gia công sang Mỹ.

Trong năm nay, Kearney cũng đưa ra Tỷ lệ Thương mại gần xa (Near-to-Far Trade Ratio NTFR). Tỷ lệ này ghi nhận sự dịch chuyển sản lượng hàng nhập khẩu từ 14 nước Châu Á sang các khu vực sản xuất gần Mexico.

Kể từ năm 2013, NTFR dao động ổn định giữa mức 36% và 38%, có nghĩa là với mỗi đô la hàng hóa gia công từ 14 nước Châu Á thì có khoảng 37 đô la hàng hóa gia công từ Mexico.

Sau khi Hiệp định USMCA được ký, theo báo cáo của Kearney, tổng lượng nhập khẩu từ ​​Mexico đã tăng 10% trong 2 năm 2017-2018, từ 278 tỷ đô la lên 307 tỷ đô la, và thêm 4% từ năm 2018 đến 2019, với tổng giá trị nhập khẩu là 320 tỷ đô la.

“Cánh cửa cho những Quốc gia đang trỗi dậy này đã được mở ra bởi các tranh chấp thương mại tại Mỹ, do ưu thế chủ yếu đến từ các loại sản phẩm dưới tác động của thuế quan”, Yuri Castano, giám đốc Kearney chia sẻ. “Rõ ràng, cuộc chiến thương mại đã khiến các doanh nghiệp tại Mỹ bắt đầu cân nhắc và định hình lại mạng lưới cung ứng của mình.”

Biên dịch: SCC

Tin mới nhất

KHỞI CÔNG XÂY TẶNG NHÀ TÌNH NGHĨA CHO NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM TỈNH HÀ TĨNH

Sáng ngày 28/2/2024, CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương đã phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam /Dioxin tỉnh Hà Tĩnh làm lễ khởi công xây tặng nhà tình nghĩa cho gia đình chị Lê Thị Tú Anh – nạn nhân chất độc da cam tại Thôn Đông Xá, xã Hòa […]

CLB THIỆN NGUYỆN ẤM TÌNH YÊU THƯƠNG TẶNG QUÀ TẾT CHO NGƯỜI NGHÈO PHƯỜNG CÁT LÁI

Ngày 6/2/2024, Câu lạc bộ thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương đã phối hợp với Ủy Ban Nhân Dân phường Cát Lái, thành phố Thủ Đức trao tặng 50 phần quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường nhân dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024.   Đại diện […]

TẤT NIÊN 2023

Như một nét văn hóa Đại gia đình, Tất niên 2023 là sự kiện được mong chờ trong những ngày cuối năm của Đại gia đình SCC.   Trong không khí rộn ràng báo hiệu một mùa xuân mới sắp sang, hơn 200 thành viên gồm Ban Lãnh đạo và CBNV các công ty thuộc […]

TRAO TẶNG 40 XE LĂN TẠI TỈNH TIỀN GIANG

Ngày 25/12/2023, tại Hội trường Mặt trận tổ quốc tỉnh Tiền Giang, CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương đã trao tặng 40 chiếc xe lăn cho người có công, thân nhân liệt sĩ và người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.   Thấu hiểu được sự khó khăn của nhiều hoàn cảnh khuyết tật, […]

CLB THIỆN NGUYỆN ẤM TÌNH YÊU THƯƠNG TRAO TẶNG XE LĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngày 21 và 22/12/2023, CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương đã trao tặng 41 chiếc xe lăn cho người có công, thân nhân liệt sĩ và người khuyết tật trên địa bàn huyện Củ Chi và Hóc Môn thuộc TP.HCM.   Tiếp tục nỗ lực chăm lo cho những hoàn cảnh kém may mắn […]

TÀI TRỢ 300 TRIỆU ĐỒNG CHO BỆNH NHI UNG THƯ

Nguồn tài trợ từ Câu lạc bộ thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương giúp 10 em nhỏ giảm gánh nặng tài chính khi điều trị ung thư.   Lê Ngô Khánh Nhật, 11 tuổi, ở ấp Cây Thông Ngoài, xã Cửa Dương, Phú Quốc phát hiện u não cách đây 9 tháng. Trải qua 4 […]

TẶNG 50 XE LĂN CHO ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH

Ngày 30/11, tại UBND xã Hòa Tân Tây (huyện Tây Hòa), Sở LĐ-TB&XH phối hợp Câu lạc bộ thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng 50 xe lăn cho đối tượng chính sách là người có công cách mạng, thân nhân liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng trên […]

CLB THIỆN NGUYỆN ẤM TÌNH YÊU THƯƠNG TRAO TẶNG NHÀ TÌNH NGHĨA CHO ANH ĐINH VĂN TƠ TỈNH GIA LAI

Sáng ngày 30/11/2023, CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương do Công ty CP Xây dựng Sài Gòn (SCC) sáng lập đã làm lễ trao tặng ngôi tình nghĩa cho gia đình anh Đinh Văn Tơ ngụ tại thôn 3, xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.   Với sự phối hợp của Hội nạn […]

KHỞI CÔNG XÂY TẶNG NGÔI NHÀ TÌNH NGHĨA THỨ 2 CHO NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM TỈNH GIA LAI

Sáng ngày 26/9/2023, CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương do Công ty CP Xây dựng Sài Gòn (SCC) sáng lập đã phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam /Dioxin huyện Kbang, tỉnh Gia Lai và chính quyền địa phương làm lễ khởi công xây tặng nhà tình nghĩa cho gia đình […]

CLB THIỆN NGUYỆN ẤM TÌNH YÊU THƯƠNG ĐỒNG HÀNH CÙNG CHƯƠNG TRÌNH TRĂNG THU BIÊN CƯƠNG NĂM 2023

Đồng hành cùng chương trình “Trăng thu biên cương” năm 2023 diễn ra tại các tỉnh biên giới, CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương do Công ty CP Xây dựng Sài Gòn (SCC) sáng lập và Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM đã trao tặng 1.000 balo học sinh và 3 suất học bổng […]